Đình công
Tên nghiên cứu: Hệ thống báo cáo và số liệu về đình công – Đánh giá và khuyến nghị chính sách (Báo cáo 1)
Nhóm nghiên cứu: Đỗ Quỳnh Chi (Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động)
Vũ Minh Tiến (Viện Công nhân – Công đoàn)
Vũ Dương (Trung tâm hỗ trợ Phát triển Quan hệ Lao động)
Cơ quan tài trợ: Dự án Quan hệ lao động ILO/Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: Tháng 6, năm 2011
Tóm tắt nghiên cứu:
Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội (MOLISA) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) là hai nguồn cập nhật thường xuyên và chính thức các báo cáo và số liệu thống kê về đình công từ cấp địa phương đến cấp trung ương trên cơ sở hàng quý và hàng năm. Tuy nhiên, hai cơ quan này lại không thống nhất về định nghĩa, chỉ số phân loại đình công và ngừng việc tập thể. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong các số liệu thống kê về đình công trong các tỉnh, thành phố, và thậm chí huyện, xã, ảnh hưởng đến các nghiên cứu so sánh và công tác hoạch định chính sách cấp trung ương. Nhằm giải quyết vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu giải thích, sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, và phỏng vấn sâu.
Mở đầu nghiên cứu là tổng quan hệ thống báo cáo và thống kê hiện tại về đình công từ cấp địa phương đến cấp trung ương, qua đó chỉ ra những ưu, nhược điểm trong mỗi hệ thống, và phác thảo những giải pháp khắc phục nhược điểm.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đề xuất định nghĩa cho một số thuật ngữ về đình công, các chỉ số đình công, và hình thức thu thập dữ liệu dựa trên tình hình thực tế tại các tỉnh và thông lệ quốc tế. Cụ thể, trong báo cáo, chúng tôi đề xuất hai tiêu chí đánh giá đình công (đó là, đình công kéo dài trong ít nhất một ngày, và ngày làm việc bị mất ít nhất 100 ngày), ba loại đình công (đó là, đình công tự phát, biểu tình ngồi và lãn công). Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, số công nhân tham gia đình công là những người không làm việc trong thời gian đình công. Các chỉ số đình công là số lượng các cuộc đình công theo loại hình doanh nghiệp, tỉnh/thành phố, ngành và quy mô doanh nghiệp; thời gian đình công (ít hơn một ngày, 1-5 ngày, hơn 5 ngày) theo tỉnh, khu vực và toàn quốc; số ngày làm việc bị mất (tổng số ngày làm việc bị mất tại mỗi tình và cả nước, trung bình số ngày làm việc bị mất trong mỗi lần đình công);…
Tên nghiên cứu: Các xu hướng đình công trong năm 2010 và quý đầu năm 2011 (Báo cáo 2)
Nhóm nghiên cứu: Đỗ Quỳnh Chi (Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động)
Vũ Minh Tiến (Viện Công nhân – Công đoàn)
Vũ Thanh Dương (Trung tâm hỗ trợ Phát triển Quan hệ Lao động)
Cơ quan tài trợ: Dự án Quan hệ lao động ILO/Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: Tháng 6, năm 2011
Tóm tắt nghiên cứu:.
Mở đầu báo cáo là đánh giá về các xu hướng đình công trong năm 2010 và quý đầu năm 2011 tại 5 tỉnh trọng điểm (Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chi Minh, Đồng Nai và Bình Dương). Ví dụ, 74,1% các cuộc đình công trong năm 2010 xảy ra tại tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam, mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố và trải dài từ Nam tới Bắc. Số lượng các cuộc đình công tại các tỉnh phía Bắc đã tăng lên kể từ năm 2008. Trong năm 2010, dệt may và chế biến gỗ là hai ngành công nghiệp có tỷ lệ đình công cao nhất. Đình công vẫn là công cụ hữu ích cho người lao động đòi hỏi lợi ích của mình. Hiện tượng “làn sóng đình công” đã trở nên phổ biến. 70,99% các cuộc đình công trong năm 2010 xảy ra tại các doanh nghiệp đã có công đoàn.
Sau đó, nhóm nghiên cứu phân tích các mô hình tổ chức đình công hiện tại và mối quan hệ giữa các mô hình. Không phải tất cả các cuộc đình công là như nhau, nhưng có ít nhất 4 cách phân loại các cuộc đình công dựa trên các cuộc thương lượng trước đình công và vai trò của công đoàn cơ sở. Đó là: mô hình 1 – Đình công do thương lượng không thành công với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và có sự tham gia (không chính thức) của công đoàn cơ sở; mô hình 2 – Đình công do thương lượng không thành công với NSDLĐ và không có sự tham gia của công đoàn cơ sở; mô hình 3 – Đình công không theo trình tự pháp lý do hưởng lợi từ các cuộc đình công trước đó; mô hình 4 – Đình công do hiểu sai thông tin của bên tham gia. Tuy số lượng các cuộc đình công trong mô hình 1 và 2 ít hơn nhiều ở mô hình 3, 4 nhưng lại quyết định đến mức lương và điều kiện lao động tại toàn bộ khu vực xảy ra các cuộc đình công thuộc mô hình 3. Vì vậy, công đoàn và các cơ quan nhà nước không cần can thiệp vào mọi cuộc đình công tại tất cả các doanh nghiệp, mà nên tập trung giải quyết các cuộc đình công thuộc mô hình 1 và 2 tại các công ty điển hình.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất chu trình giải quyết tranh chấp, tổ chức đình công và giải quyết đình công. Chu trình này hỗ trợ mô hình 1 tổ chức đình công theo các thủ tục pháp lý, và cải thiện mức lương và điều kiện lao động. Thế nhưng chu trình lại có tác động đến các doanh nghiệp gần đó (tác dụng lôi kéo). Cụ thể, chu trình bắt đầu với việc tập hợp các yêu sách về lương/lợi ích. Thứ hai, viết biên bản cho cuộc họp của tập thể lao động tại các tổ, phân xưởng, và chuyển biên bản đến Ban chấp hành. Sau đó, tổng hợp các yêu sách dựa trên các tiêu chí nhất định. Gửi đơn kiến nghị đến ban giám đốc với thời hạn một tuần để chuẩn bị, và ấn định ngày đàm phán. Tiếp theo, tổ chức thương lượng tập thể với sự tham gia của các bên liên quan. Cuối cùng, thông báo quyết định đình công cho NSDLĐ và chính quyền địa phương trước đó ba ngày đến một tuần.
Tên nghiên cứu: Đình công không theo trình tự pháp lý: Xúc tác cho cải cách công đoàn ở Việt Nam?
Nghiên cứu viên: Tiến sĩ Đỗ Quỳnh Chi (Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động)
Di van den Broek (Đại học Sydney Business School, Úc)
Ấn bản: Wildcat strikes: A catalyst for union reform in Vietnam? Journal of Industrial Relations 0(0) 1-17, tải tại jir.sagepub.com (Trường đại học quốc tế PENNSYLVANIA STATE UNIV)
Ngày xuất bản: Tháng 9/ 2013
Tóm tắt:
Trong thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đang chuyển dần từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Song song với đó, quan hệ lao động cũng có những chuyển biến chưa từng có. Đình công tự phát, tình trạng thay thế lao động, nghỉ việc chủ yếu xảy ra tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.Trong bài viết này, tác giả tập trung xem xét những tác động của đình công không đúng trình tự đến việc cải cách công đoàn tại Việt Nam.Qua đó, có thể thấy trước sức nóng của đình công, công đoàn Việt Nam cần có tiếng nói hơn, dân chủ hơn. Tuy nhiên, việc công đoàn lệ thuộc vào Đảng và chủ doanh nghiệp vẫn là một trở ngại lớn để thực hiện những cải cách cơ bản trong hệ thống công đoàn.