Mặt tối của thung lũng Silicon

On Tháng Mười Hai 5, 2014

Những phát triển vượt bậc về công nghệ tại tiểu bang California đã tạo ra khoảng cách giàu nghèo lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Jimmy đưa $2 tiền vé cho tài xế và tìm một chỗ ngồi trên chuyến xe bus đêm.

Jimmy, 47 tuổi, đã đi trên chuyến xe xuyên đêm này được 3 năm từ khi anh mất công việc đầu bếp tại Microsoft.

Anh lên xe bus vào giữa đêm và đi qua quãng đường hơn 56 km từ San Jose đến Palo Aalto, California cho đến khi mặt trời mọc. Jimmy phải trả $8 mỗi đêm để không phải ngủ ngoài đường – số tiền mà anh đang phải chật vật để kiếm.

Xe bus số 22 là chuyến duy nhất chạy 24 giờ ở Thung lũng Silicon và đã vô tình trở thành nơi ở không chính thức cho người vô gia cư.

Họ gọi đó là Khách sạn 22

1

 Một người vộ gia cư ngủ trên “khách sạn 22”  

Cộng đồng vô gia cưu ở “bang vàng” đã trở thành những ví dụ cực đoan nhất cho khoảng cách giàu nghèo đang lớn dần ở Mỹ.

Hạt Santa Clara – nơi bao gồm cả thung lũng Silicon – cũng là nơi có tỉ lệ vô gia cư lớn nhất nước Mỹ, theo báo cáo gần đây nhất của Sở Nhà Ở Mỹ.

Tuy nhiên, thu nhập trung bình trên từng hộ gia đình ở đây cũng là cao nhất nước Mỹ, sở hữu những biệt thự cao cấp với công nghệ đắt tiền nhất cài đặt ở mỗi lối vào.

Thung lũng Silicon đang ở trong thời kỳ thịnh vượng nhất trong lịch hình thành, nhưng khu vực này lại bất lực trong việc xử lý khoảng cách giàu nghèo quá lớn. Từ một nơi mà tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ, thung lũng này giờ đây chỉ còn tầng lớp cực giàu và cực nghèo.

Chuyến xư 22 chở Jimmy qua chủ lao động cũ của anh, Microsoft, cũng như trụ sở của những tập đoàn khổng lồ như là Google, Facebook hay Apple.

2

Trong chuyến du hành, chúng tôi đi qua một chiếc “xe bus Google” đang đi đến San Francisco ở chiều ngược lại. Nhân viên được đưa đến và đi từ chỗ làm việc trên chiếc xe sơn đen xộc xệc được gọi là “Gbuses”, vô tình biến những người ngồi trên xe trở thành biểu tượng của sự bất bình đẳng nơi đây.

“Đó là câu truyện về 2 thành phố trong một,” Jimmy nói.”Ít nhất đó là cách nói văn vẻ về những gì đang xảy ra ở đây”.

“Điều mà những chuyên gia công nghệ ở đây không hiểu là chúng tôi không khác họ là mấy – chỉ cần một lần lỡ bước, một phiếu nợ và họ cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh này.”

Jimmy chuyển từ Chicago đến California vào đầu những năm 1990 với bộ áo vest cũ của mình với hi vọng tìm được việc làm. Anh nộp vô số đơn xin việc mỗi ngày vào những thư viện trong khu vực, nhưng ít khi nhận được phản hồi.

Jimmy luôn giữ một cuộn dây thừng cuốn quanh cổ chân mình, che đi bởi gấu quần, “trong trường hợp tôi quyết định mình đã chịu đủ rồi.”

Dữ liệu điều tra dân số gần đây cho biết, sẽ có hơn 20000 người vô gia cư trong khu vực này năm nay.

3 

Người biểu tình chặn xe bus chở nhân viên Apple đến chỗ làm vào tháng 12 năm

Những người không ngủ trên phố thường sẽ ngủ trong “Rừng” – nơi tụ tập lớn nhất của người vô gia cư ở Mỹ. Hàng trăm túp lều tạm và nhà cây kéo dài nhiều dặm tạo nên một khu rừng vô luật lệ.

Ray Bramson, quản lý tình trạng vô gia cư ở thành phố San Jose nói: “Mỗi đêm có khoảng 5000 người ngủ ở đây – chúng tôi không thể quản lý nổi.”

Vài năm trở lại đây, những khu tụ tập như đây đã mọc lên rất nhiều, gấp 3 lần lúc trước do sự xuất hiện của những nhân viên của các hãng công nghệ với mức lương cao.

“Khi bạn nghĩ về người vô gia cư, bạn sẽ liên tưởng đến một người lê la ngoài phố, không tiền, không việc làm,: anh Bramson nói. “Điều đó đã thay đỏi, Có việc làm không đảm bảo rằng bạn sẽ trả được iền nhà ở đây. Nhiều người không có được nguồn thu nhập ổn định cần thiết để sống.”

Mức lương tối thiểu ở Mỹ đã được tăng lên từ $8 đến $10 một giờ. “Đó là một bước đi đúng hướng,” anh nói tiếp, “nhưng không đủ, mức cần thiết là khoảng $15”.

Một người bản địa ở Santa Clara nói cô đã chứng kiên khu vực này thay đổi đến mức không nhận ra

Thung lũng này từng được biết đến bởi diện tích rừng bao phủ của nó. Cho đến những năm 1960, Silicon là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất thế giới và Del Monte là công ty lớn nhất ở đây.

Rồi những công ty công nghệ chuyển đến và mở rộng về phía đại học Stanford, khởi sướng các khoản tài trợ và hỗ trợ học tập cho người dân trong vùng.

“Khi tôi lớn lên, mọi nơi đều là trạng trại hoặc vườn cây ăn quả. Người dân trong vùng tự cung cấp những nhu yếu phẩm và khí hậu quanh năm rất tuyệt vời. Tôi không trách những công ty công nghệ đã chuyển đến đây, nhưng họ thật sự đã không trả lại cho người dân bất cứ thứ gì,” Sandra, đang hoàn thành khóa học về xây dựng của mình ở một trung tâm tuyển dụng, nói.

Chris Richardson, quản lý của chương trình hỗ trợ người vô gia cư, tổ chức Downtown Streets, cho biết vấn đề về vô gia cư, thất nghiệp và khoảng cách giàu nghèo đã trở nên mất kiểm soát, số người vô gia cư nhiều gấp đôi số giường ngủ tổ chức này có thể cung cấp.

“Bạn sẽ thấy lều của người vô gia cư chỉ cách biệt thự của Sergey Brin (đồng sáng lập Google) 2 dặm”. “Và điều nực cười là chính những kỹ sư của ông ta cũng không kiếm đủ để sống ở đây”.

“Chúng tôi đang cố thuyết phục những tỉ phú công nghệ tham gia vào việc xóa đi khoảng cách này. Họ có thể đóng góp nhiều triệu đô vào những quỹ từ thiện nhưng lại không hỗ trợ cộng đồng ở đây, một cộng đồng mà họ đã góp phần hủy hoại”.

 

Nguồn:

http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/northamerica/usa/11249291/The-dark-side-of-Silicon-Valley.html

Comments are closed.