Kinh nghiệm tổ chức Đối thoại định kỳ

On Tháng Tư 28, 2014

2014_4_bieuquyet1.jpeg

Đối thoại là cốt yếu của hệ thống quan hệ lao động hài hòa và lành mạnh tại một doanh nghiệp. Chính vì vậy, đại đa số các quốc gia trên thế giới đều quy định các cơ chế đối thoại bắt buộc thường xuyên tại nơi làm việc. Một số các mô hình nổi tiếng như hội đồng lao động (Work Council) của Đức, cuộc họp NLĐ-NSDLĐ (Labour-management meeting – LMM) của Hàn Quốc v.v. Theo một nghiên cứu gần đây của FES, mô hình LMM và work council còn được ưa chuộng tại các DN hơn cả kênh đối thoại giữa BGĐ và công đoàn cơ sở truyền thống.

Vì vậy, việc quy định bắt buộc Đối thoại định kỳ trong Chương 5 của Bộ Luật Lao động 2012 là một tiến bộ. Tuy nhiên, nhiều DN còn băn khoăn chưa thực hiện vì mấy lý do:

  • Ông chủ DN không muốn đối thoại, phải làm sao?
  • Có sự trùng lặp giữa mục đích và cơ cấu của ĐTĐK với các kênh đối thoại hiện tại của DN. Vậy dung hòa như thế nào để tránh lãng phí thời gian, nguồn lực?
  • Thực hiện ĐTĐK như thế nào để tránh sự hình thức, mang lại lợi ích thực sự cho DN và NLĐ?
  • Lựa chọn đại biểu tham gia ĐTĐK như thế nào?
  • NSDLĐ cần công khai thông tin gì và ở mức độ nào tại ĐTĐK?

Tuy nhiên, kinh nghiệm của các DN đã thực hiện ĐTĐK đó là: hãy bắt đầu từ những gì đơn giản nhất, vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với DN mình.

1. Thuyết phục NSDLĐ đối thoại:

Điều đầu tiên và quan trọng nhất của đối thoại tại nơi làm việc là mong muốn đối thoại thực sự của NSDLĐ. Nếu chủ DN không có ý định đối thoại thực sự với NLĐ của mình thì dù dùng cách gì chăng nữa, việc đối thoại cũng chỉ là một chiêu trò đối phó. Sự hợp tác của NSDLĐ trong các DN FDI càng thêm khó khăn do khác biệt về cách hiểu cũng như văn hóa DN. Nhiều cán bộ nhân sự đã hỏi kinh nghiệm thuyết phục ông chủ. Xin gợi ý một số “chiêu” như thế này:

  • Thứ nhất, đối thoại không phải thương lượng để ký kết thỏa ước. Biên bản đối thoại chỉ là cam kết giữa 2 bên tại nơi làm việc, ko phải đăng ký với cơ quan chính quyền.
  • Thứ hai, có thể lựa chọn đối thoại về bất kỳ chủ đề gì phù hợp với DN, ko nhất thiết phải nói những vấn đề nhạy cảm như lương thưởng.
  • Thứ ba, nếu không bị thanh tra thì thôi, nếu có thanh tra mà DN ko thực hiện ĐTĐK, sẽ bị phạt
  • Thứ tư, chi phí cho ĐTĐK chỉ là một hạt cát so với phí tổn do một cuộc đình công gây ra. Đó là chưa kể phí tổn về uy tín, thương hiệu.

Nếu ông chủ vẫn khăng khăng không chịu đối thoại, có lẽ cũng chỉ còn cách đợi khi công nhân đình công hoặc bỏ việc hàng loạt, họ mới có chút thay đổi. Nhưng thường thì 80% các ông chủ sẽ đồng ý ĐTĐK.

Đón đọc…

Phần 2: Chọn đại biểu tổ và phối hợp giữa đại biểu tổ với BCH công đoàn cơ sở

Comments are closed.