Quan hệ lao động trong khủng hoảng: Chia sẻ công việc để bảo toàn việc làm

On Tháng Ba 31, 2014

 “Chia sẻ công việc nghĩa là giảm tải thời gian làm việc để đưa ra khối lượng công việc ít hơn cho cùng một nhóm nhân viên nhằm tránh sa thải hay theo một cách khác, tạo ra thêm việc làm”

Khái niệm chia sẻ công việc bắt nguồn từ cuộc Đại Suy Thoái và được ứng dụng lại vào năm 1935 theo tinh thần của hiệp ước 40 tiếng 1 tuần (điều 47). Được áp dụng trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc Đại Suy Thoái, khái niệm này đã giúp tạo nên điều luật 40 tiếng 1 tuần và ủng hộ việc “ phải luôn cố gắng giảm tải thời gian làm việc cho mọi loại công việc đến mức tối thiểu” (Lời tựa).

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay – và khủng hoảng việc làm mà nó đã tạo ra – ngày càng nhiều người quan tâm đến việc sử dụng Chia sẻ công việc như là một công cụ của chính sách thị trường lao động, nhằm bảo toàn số lượng công việc hiện thời. Bằng việc tuân thủ chính sách chia sẻ công việc cấp quốc gia, doanh nghiệp sẽ được lợi nếu họ hạn chế sa thải và thay vào đó, cắt giảm số giờ làm việc cho toàn thể nhân viên hoặc thành viên của một nhóm làm việc, nhằm “san sẻ” lượng công việc ít hơn.

Chia sẻ công việc khác hoàn toàn so với Chia việc, có nghĩa là nhiều người lao động cùng hợp tác làm một công việc. Ví dụ điển hình của Chia việc là chia một công việc toàn thời gian thành 2 công việc bán thời gian. Khác với Chia sẻ công việc, Chia việc không được dùng như là cách để hạn chế sa thải và tạo ra việc làm. Hơn thế nữa, cách giảm tải thời gian làm việc của Chia sẻ công việc cũng không biến một công việc toàn thời gian thành bán thời gian.

Lượng giảm tải thời gian làm việc của Chia sẻ công việc thường (không phải luôn luôn) đi cùng với giảm lương. Bình thường, lượng lương bị cắt giảm sẽ tỉ lệ thuận với số giờ làm việc được giảm tải (dù vậy, trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng). Tuy nhiên, những hạn chế này có thể được giảm nhẹ với trợ cấp lương của chính phủ, thường được đưa ra dưới hình thức trợ cấp thất nghiệp bán phần. Khoản tiền này cũng có thể được chiết ra từ doanh thu chung của chính phủ.

Nhưng, chia sẻ công việc không chỉ là “ cắt giảm tiền lương”: nó là một công cụ, được tạo ra để san sẻ những khó khăn của không chỉ những người lao động, mà là của người lao động, NSDLĐ và chính phủ, trong thời điểm kinh tế suy thoái.  Chính sách chia sẻ công việc, nếu được áp dụng, sẽ đưa ra được giải pháp có lợi cho cả 3 bên: bảo toàn công việc cho NLĐ và giúp họ chuẩn bị cho tương lai.; giảm chi phí trợ cấp xã hội và trên hết, lại trừ xã hội cho cả chính phủ lẫn cộng đồng.

Những yếu tố quan trọng của chính sách và chương trình chia sẻ công việc là gì?

Dưới đây là 5 yếu tố thiết yếu nên được cho vào chính sách và chương trình chia sẻ công việc, dù vậy không phải tất cả các yếu tố này đều được cho vào chương trình chia sẻ công việc. Tất cả các yếu tố này đều cần phải được cân nhắc một cách nghiêm túc, càng nhiều yếu tố được trình bày thì chương trình càng dễ dàng đạt được mục tiêu được đặt ra hơn.

Những yếu tố đó có thể được tóm tắt lại như sau:

  • Giảm giờ làm việc cho toàn thể công nhân trong công ty hay cho một nhóm làm việc cụ thể thay vì sa thải. Ví dụ, thay vì cho nghỉ việc 20% của lực lượng lao động, công ty sẽ giảm 20% số giờ làm việc của tất cả công nhân. Trong trường hợp này, nếu công nhân đang làm việc 40 tiếng 1 tuần thì dưới tác động của chia sẻ công việc, họ sẽ được giảm xuống còn 32 tiếng 1 tuần (hoặc 4 ngày làm việc 8 tiếng thay cho 5 ngày làm 8 tiếng)
  • Cắt giảm giờ làm sẽ đi kèm với mức cắt giảm lương tương đương. Như vậy trong trường hợp trên, lương công nhân cũng sẽ giảm đi 20%. Mức giảm lương này tuy ảnh hưởng đến công nhân, nhưng là thiết yếu để công ty có thể tiếp tục tiết kiệm và duy trì lực lượng lao động mà không phải sa thải.
  • Bổ sung lương cho công nhân là một yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp cho chia sẻ công việc được hiệu quả, vì nó khắc phục ảnh hưởng của việc cắt giảm lương. Nguồn bổ sung lương là những trợ cấp xã hội cho những công nhân bị cắt giảm giờ làm và thu nhập – thường là bù được ½ (hoặc nhiều hơn) khoản lương bị mất.
  • Công bố thời hạn của việc áp dụng chia sẻ công việc. Việc này là để đảm bảo rằng chia sẻ công việc chỉ là biện pháp tạm thời để thích ứng với khủng hoảng kinh tế hay tạo điều kiện để áp dụng những thay đổi đã được đồng tình, không phải là giảm giờ làm và lương vĩnh viễn. Đảm bảo rằng biện pháp này chỉ là tạm thời cũng giúp công ty tránh được những hiệu  ứng chuyển gây ra bởi chia sẻ công việc – ví dụ các công ty và ngành công nghiệp mới nổi bị yếu thế trước những doanh nghiệp cũ, không làm việc hiệu quả vì khoản trợ cấp xã hội. Chia sẻ công việc là một biện pháp đối phó với khủng hoảng kinh tế, chỉ nên được áp dụng cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn từ chu kỳ kinh doanh, không phải những doanh nghiệp gặp khó khăn vì cơ cấu điều chỉnh kinh tế. Sẽ khá khó khăn để nhận ra sự khác biệt này và áp dụng vào thực tế.
  • Tạo ra mối liên kết giữa chia sẻ công việc và hoạt động đào tạo/ tái đào tạo. Tuy không phải là điều kiện thiết yếu nhưng khuyến khích những công nhân đang trong chương trình chia sẻ công việc tham gia vào khóa đào tạo/ tái đào tạo sẽ giúp họ có tay nghề tốt hơn. Như vậy khi lượng đặt hàng của công ty tăng trở lại, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Kể cả khi công ty không phục hồi lại được, tay nghề tốt sẽ giúp họ tìm được việc làm mới dễ dàng.

Lợi thế cũng như bất lợi của chia sẻ công việc

Lợi ích cho người sử dụng lao động:

  • Doanh nghiệp tùy ý điều chỉnh số giờ làm việc sao cho phù hợp với đơn đặt hàng thay vì sa thải công nhân.
  • Giữ lại được lao đông lành nghề và tránh được chi phí tuyển dụng mới và đào tạo khi kinh tế phục hồi
  • Giảm chi phí lao động ngắn hạn và cải thiện năng suất lao động trung hạn bằng cách tái cơ cấu dây chuyền sản xuất hay quá trình cung cấp dịch vụ hay tăng khoản đầu tư vào đào tạo
  • Nâng cao tình thần của công nhân (trái ngược với sa thải), giúp giảm chi phí sa thải.

Lợi ích cho người lao động

  • Bảo đảm an ninh việc làm, ít nhất là tạm thời do những việc làm hiện tại đều được giữ kĩ.
  • Giúp công nhân có được thu nhập cao bởi họ không bị sa thải
  • Tránh việc kỹ năng làm việc kỹ năng làm việc của công nhân bị mất đi hay sa sút do không có việc làm

Bất lợi cho NSDLĐ:

  • Những thay đổi thiết yếu trong cách làm việc của Phòng Nhân Sự cần phải được thực hiện
  • Gia tăng chi phí quản lý trong ngắn hạn do lịch trình làm việc bị thay đổi.

Bất lợi cho NLĐ

  • Bị cắt giảm thu nhập (có thể được bù đắp một phần nhờ trợ cấp lương)
  • Giảm tinh thần làm việc của công nhân, đặc biệt là khi phần thu nhập bị cắt giảm không được bù đắp

Chia sẻ công việc cũng có lợi cho chính phủ bởi nó giúp ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm số vụ sa thải, duy trì mức độ việc làm. Giữ cho tỉ lệ việc làm cao hơn tỉ lệ thất nghiệp sẽ giúp giảm chi phí hộ trợ thất nghiệp như trợ cấp xã hội hay tránh gây ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng liên quan tới việc không có việc làm trong dài hạn. Mặc dù vậy, chương trình chia sẻ công việc cũng sẽ tạo ra những chi phí cho chính phủ, nhưng những khoản phí đó thường nhỏ hơn rất nhiều so với khoản trợ cấp thấp nghiệp hoặc phí sa thải.

Comments are closed.